Mỗi ngày, khi lướt news feed các trang mạng xã hội, bạn sẽ bắt gặp hàng tá các câu trích dẫn truyền động lực. Khi bị rối loạn lo âu, có hai kiểu áp dụng các câu trích dẫn này:
- Bạn dùng chúng làm động lực để chiến đấu và gắng gượng vượt qua một ngày đầy lo âu
- Bạn dùng chúng để hiểu hơn về các triệu chứng rối loạn lo âu và nguyên nhân gốc rễ của nó
Điều tuyệt vời nhất tôi học được trong hành trình chữa rối loạn lo âu của bản thân là chuyển đổi từ kiểu áp dụng 1 sang kiểu thứ 2. Thay vì dùng các câu trích dẫn như một liều dopamine làm tăng ý chí cho bản thân, tôi dành thời gian nghiền ngẫm và kết nối câu trích dẫn đó với hoàn cảnh bản thân.
Dưới đây là 4 câu trích dẫn bổ ích cho hành trình chữa lành của bạn:
Khi ta có nhiều lựa chọn hơn, ta sẽ đưa ra các quyết định hợp lý hơn. Khi cơ chế bảo vệ thường xuyên bật lên (Đọc về cơ chế rối loạn lo âu tại ĐÂY ), ta sẽ bị mất khả năng lựa chọn các phương án khác. Ta có xu hướng tin vào suy nghĩ đầu tiên hiện ra trong đầu và làm theo nó. Câu nói này nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết phải tính đến các phương án khác và bỏ qua suy nghĩ đầu tiên hiện ra trong đầu – suy nghĩ vốn bị chi phối bởi xung động bản năng, và nhờ đó ta sẽ có những lựa chọn tốt hơn.
Ví dụ: Bạn bước vào một buổi hội nghị chật ních người. Adrenaline trong máu bạn sẽ dâng lên tức thì và bạn nghĩ “Mình phải ra khỏi đây, mình sẽ trông như một tên ngốc mất!”. Tuy nhiên nếu bạn dành thêm chút thời gian ở lại, bạn sẽ nhận ra rằng đây là một cơ hội tốt để thử thách bản thân và chỉ cần thay đổi nhịp thở đi một chút thôi, mọi thứ sẽ bắt đầu thay đổi.
Những người bị rối loạn lo âu thường rất khó khăn để ngồi yên trong tĩnh lặng. Câu trích dẫn này nhắc nhở chúng ta rằng ta nên thấy thoải mái với sự im lặng, với việc không kiểm soát được tình hình. Đây là chìa khóa đưa ta tới tự do.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn đang nói chuyện với ai đó. Đột nhiên cả hai không có gì để nói, và cuộc trò chuyện trở nên im lặng. Bạn sẽ trở nên bối rối và xao động và tìm cách để thoát khỏi cuộc trò chuyện này. Câu trích dẫn nhắc nhở bạn rằng bạn không biết được người kia đang nghĩ gì, và sự im lặng chỉ là một phần của cuộc trò chuyện mà thôi.
Người bị rối loạn lo âu thường khó tin tưởng những điều họ biết hoặc được nghe. Tin tưởng là một kỹ năng không phải ai cũng có. Ta được dạy dỗ rằng đừng bao giờ quá tin tưởng ai và luôn phải cạnh tranh với người khác. Và điều này ăn sâu bén rễ trong tâm trí chúng ta. Chúng ta cần tin vào bản thân và tin tưởng điều chúng ta biết – đây không phải là tự cao tự đại, mà là sự trao quyền cho bản thân, khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Hãy sử dụng câu trích dẫn trên như một lời nhắc nhở bạn nhé.
Ví dụ: thường thì một người bị rối loạn lo âu, nhất là trong giai đoạn đầu sẽ không bao giờ hoàn toàn tin rằng các triệu chứng của họ chỉ là do tâm trí và cảm xúc gây nên. Tuy nhiên, nếu ai đó hỏi họ lời khuyên về rối loạn lo âu thì họ sẽ cho lời khuyên rất tốt! Đây là một trong nhiều ví dụ về sự thiếu tin tưởng bản thân.
Một phần trong bạn muốn thay đổi để trở nên tốt hơn. Vấn đề nằm ở chỗ luôn có sự kháng cự nhất định từ tiềm thức. Tiềm thức của bạn (Đọc bài viết về tiềm thức ở ĐÂY) nắm giữ những niềm tin sâu nhất của bạn như bạn là ai, bạn xứng đáng với điều gì, và nó là màng lọc của ý thức, nó cho phép bạn thu nạp những gì từ thực tế xung quanh. Nó sẽ tạo ra sự kháng cự với những điều đi ngược lại với hệ thống niềm tin của nó.
Điều này tạo ra sự chấp nhận (thậm chí là nghiện) chịu đựng – tiềm thức cho rằng đó mới là đúng, là an toàn. Người bị rối loạn lo âu có thể có những khoảnh khắc họ cảm thấy tốt hơn rất nhiều và cuộc sống tích cực trở lại, sau đó họ lại tự hỏi những đau khổ và các triệu chứng đi đâu mất rồi và rồi vòng luẩn quẩn lại tái diễn. Chúng ta xứng đáng được sống một cuộc sống tự do!
Ví dụ: Bạn được mời đi uống café với vài người bạn. Bạn bắt đầu mường tượng ra việc có thể sẽ nói hoặc hành động kỳ cục trước cả khi quyết định có đi hay không. Bạn lại cáo mệt và từ chối lời mời. Những người bị rối loạn lo âu thường xuyên cáo mệt để tránh phải làm những điều không thoải mái.
Bạn cần một bản hướng dẫn chi tiết cách tự chữa lành rối loạn lo âu? Hãy đặt mua cuốn sách “Cuộc Hành Trình” tại đây:
Cuộc hành trình – KELAM CENTER
Mình đã tự vượt qua chỉ sau 6 tháng. Bạn cũng sẽ làm được!