Chứng Rối loạn lo âu có rất nhiều biểu hiện khác nhau và được phân thành nhiều dạng như:
– Rối loạn lo âu lan tỏa
– Rối loạn ám ảnh
– Rối loạn hoảng sợ
– Rối loạn sợ xã hội
– Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý
– Rối loạn lo âu các vấn đề về sức khỏe
Trong bài viết này, mình sẽ trình bày về 3 dạng phổ biến nhất: Rối loạn hoảng sợ, Rối loạn lo âu lan tỏa và Rối loạn ám ảnh sợ xã hội.
1- Rối loạn hoảng sợ
Rối loạn này đặc trưng bởi các cơn kịch phát, xuất hiện đột ngột và mạnh mẽ. Người mắc hội chứng này có cảm giác như họ sắp chết hay cho rằng họ bị nhồi máu cơ tim, phát điên hoặc mất kiểm soát. Cơn hoảng sợ thường ngắn, đột ngột và gây ra các phản ứng dữ dội của cơ thể. Cảm giác lo lắng sợ hãi xuất hiện thường xuyên mặc dù không có nguyên nhân cụ thể, không có dấu hiệu báo trước.
Những triệu chứng của rối loạn hoảng sợ bao gồm:
- Nhịp tim và huyết áp tăng
- Đau ngực và dạ dày
- Chóng mặt, thở gấp, khó thở hoặc yếu người
- Toát mồ hôi lạnh
- Cảm giác lo lắng, tuyệt vọng và suy nghĩ tới các vấn đề xấu xảy ra
- Cảm giác sắp xảy ra nguy hiểm, sợ mất kiểm soát hoặc đột quỵ
- Bồn chồn, đứng ngồi không yên, nói rất nhanh
- Có thói quen như gõ ngón tay hoặc ngón chân, siết chặt tay
Những người mắc phải dạng Rối loạn lo âu này thường trải qua các biến cố tâm lý như mất đi người thân, người yêu, ly hôn, trải qua tai nạn hoặc tình huống cấp cứu, bị tổn thương tâm lý nghiêm trọng như bị bắt nạt, lạm dụng tình dục, thân thể.
Người bị rối loạn hoảng sợ sẽ tìm cách tránh các nơi hoặc tình huống gây ra phản ứng sợ hãi và cho rằng chính những nơi, tình huống này là nguyên nhân gây ra tình trạng của họ. Với một số người, tình trạng có thể nghiêm trọng tới mức họ chỉ ở trong nhà vì đó là nơi duy nhất họ cảm thấy an toàn. Có những người khi bước chân ra khỏi nhà là triệu chứng lập tức kéo đến, một số người chân sẽ khuỵu xuống không đi được dù về thể chất chân họ không có vấn đề gì cả. Tình trạng này khiến họ từ chối đi đây đi đó, gặp gỡ những người khác. Và nếu có ra ngoài, họ sẽ muốn biết chắc chắn có một con đường hay một lối ra để có thể thoát khỏi nhanh chóng nếu cần.
2- Rối loạn lo âu lan tỏa (còn được gọi là Rối loạn lo âu toàn thể)
Rối loạn này thường xảy ra sau một thời gian dài stress và lo lắng quá mức. Những lo lắng ban đầu thường là các vấn đề về sức khỏe, gia đình, công việc, sự nghiệp, tài chính… Người mắc Rối loạn lo âu lan tỏa thường sẽ không tránh né các tình huống và địa điểm một cách mạnh mẽ như người mắc rối loạn hoảng sợ. Vấn đề của họ là chính sự lo lắng và các triệu chứng kèm theo trở thành vấn đề mới khiến họ lo lắng và bị ám ảnh và họ nhận thấy bản thân luôn suy nghĩ theo vòng luẩn quẩn. Việc suy nghĩ thường xuyên và chỉ tập trung vào bản thân ngày này qua ngày khác, không dừng các suy nghĩ lại được dần bào mòn họ cả về tâm trí và cảm xúc. Họ vùng vẫy tìm cách thoát khỏi tình cảnh này nhưng lại càng khiến bản thân lún sâu hơn. Khi ở tình trạng này, bạn sống trong đầu cả ngày, không chú tâm gì đến xung quanh và dành tất cả thời gian và tâm trí tìm kiếm giải pháp. Bạn cảm thấy cạn kiệt năng lượng, dễ bị kích động và mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần.
3- Rối loạn ám ảnh sợ xã hội
Người mắc hội chứng này sợ phải tương tác với những người khác, nỗi sợ có thể trở nên rất mãnh liệt, nhất là khi bị người khác nhìn hoặc phê bình. Nguyên nhân gây ra tình trạng này xuất phát từ nỗi sợ người khác nghĩ gì, sợ bị đánh giá.
Những người mắc hội chứng này sẽ trải nghiệm nỗi sợ theo nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất là các tình huống sau:
- Khi phải nói chuyện với người lạ.
- Khi phải đứng nói trước đám đông.
- Khi hẹn hò.
- Khi phải giao tiếp thông qua ánh mắt.
- Khi dùng nhà vệ sinh ở nơi công cộng.
- Khi phải đi dự tiệc đông người.
- Khi ăn trước mặt người khác.
- Khi phải bắt đầu một cuộc trò chuyện mới.
Các triệu chứng thực thể đi kèm gồm đánh trống ngực, đỏ mặt, đổ mồ hôi, cảm thấy chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn ọe, căng cơ, đầu óc trống rỗng không suy nghĩ được.
Người mắc hội chứng này có xu hướng tự cô lập, lảng tránh giao tiếp xã hội và điều này ảnh hưởng lớn đến tình hình học tập, hiệu quả làm việc và cả những sinh hoạt thường ngày khác.
Bất kể bạn mắc phải dạng nào trong các dạng Rối loạn lo âu kể trên, tất cả đều có cùng một cơ chế và các phương pháp trong cuốn sách Cuộc Hành Trình sẽ giúp bạn nhổ rễ cơ chế đó, trở lại với cuộc sống bình thường mà bạn xứng đáng.
Bạn cần một bản hướng dẫn chi tiết cách tự chữa lành rối loạn lo âu? Hãy đặt mua cuốn sách “Cuộc Hành Trình” tại đây:
Cuộc hành trình – KELAM CENTER
Mình đã tự vượt qua chỉ sau 6 tháng. Bạn cũng sẽ làm được!