10 điều tôi ước rằng mình được nghe khi mắc rối loạn lo âu

Sáng nay tôi thức dậy với niềm khao khát sâu sắc muốn chia sẻ với các bạn một vài điểm quan trọng trong hành trình chữa lành rối loạn lo âu của tôi. Tôi ước rằng mình biết đến những điều này sớm hơn, như vậy thì hành trình hồi phục của tôi sẽ nhanh hơn nhiều.

Khi tôi nói về sự thật phía sau hành trình chữa lành, ý tôi muốn nói đến khả năng của bạn trong việc phát triển và thay đổi những niềm tin cốt lõi, và năng lực nhìn nhận vượt lên trên nỗi sợ hãi, và nhờ vậy vượt lên trên rối loạn lo lâu

Những điều này là gì?

10 điều tôi ước rằng mình được nghe khi mắc rối loạn lo âu:

  1. Tôi được phép thay đổi những điều tôi tin – về bất cứ điều gì
  2. Tôi không phải giấu sự lo âu của mình với người khác
  3. Tôi có thể chậm lại kể cả khi bản năng thúc đẩy tôi phải nhanh lên
  4. Tôi không phải tin vào tất cả những gì tôi cảm thấy
  5. Tôi luôn có thể tự hào về bản thân bất kể thế nào đi chăng nữa
  6. Trên thực tế tôi có thể nhìn nhận những trải nghiệm và mối quan hệ cũ khác đi
  7. Rối loạn lo âu không phải là sự yếu đuối, nó là biểu hiện của một loại sức mạnh
  8. Chịu đựng là sự đè nén trong khi tự do là sự thể hiện (về lời nói, cách cư xử, về mặt năng lượng)
  9. Khi nhìn thế giới từ góc độ năng lượng thay vì góc độ vật chất, tôi sẽ hiểu được điều gì đã gây ra rối loạn lo âu từ góc độ tiềm thức
  10. Hành trình chữa lành rối loạn lo âu không phải một đường thẳng – và nó chính xác nên như vậy.

Hãy cùng đi sâu vào từng điều một nhé!

1)  Thông điệp này nhấn mạnh sự tin tưởng vào bản thân, điều mà chúng ta sẽ phải phát triển theo thời gian. Thông điệp này ý nói đã đến lúc chúng ta không còn phải tin vào những điều người khác tin nữa. Thay vào đó, chúng ta bắt đầu thiết lập ý nghĩa mới cho mọi điều chúng ta gặp phải trong cuộc sống.

Đây là bài học lớn nhất tôi học được trong chặng đường chữa lành rối loạn lo âu.

2) Thông điệp này muốn nói chúng ta không phải giấu giếm nữa, thay vào đó hãy bắt đầu chia sẻ. Chia sẻ hành trình chữa lành rối loạn lo âu không có nghĩa là trở thành một nạn nhân trước mặt người khác. Mà nó có nghĩa là cởi mở về một phần con người bạn và cho phép người khác thấy điều đó. Thường thì mọi người sẽ rất đồng cảm và sẽ cho bạn những lời khuyên giá trị, nhưng điều đó sẽ không xảy ra cho tới khi bạn bắt đầu cởi mở và tự hào về những gì bạn đang nỗ lực vượt qua.

3) Bản năng sẽ thúc đẩy chúng ta làm mọi thứ với tốc độ nhanh hơn, nhưng năng lực nhận thức và suy nghĩ cho chúng ta cơ hội để chậm lại. Chúng ta đều biết người mắc rối loạn lo âu cho rằng lo âu là bình thường, do vậy ta nghĩ tất cả những gì đi với nó cũng là bình thường. Khi danh sách công việc nhiều lên và tốc độ cuộc sống của chúng ta trở nên nhanh hơn, chúng ta dễ bị mất phương hướng và ít tin tưởng vào việc nên chậm lại, Hãy nhớ rằng, khi bạn kiểm soát được sự thôi thúc của bản năng, bạn sẽ mở ra cánh cửa đến với tiếng nói của trái tim, của trực giác của bạn. Đây là gốc rễ của sự sáng tạo.

4) Không phải những gì bạn cảm thấy đều là sự thật và đều đáng tin. Chẳng hạn bạn có thể cảm thấy lo lắng nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đang bị rối loạn lo âu và không có nghĩa là bạn đang gặp nguy hiểm cận kề. Cảm xúc là sản phẩm của bộ lọc thông tin từ não bộ và các giác quan, và nó không phải lúc nào cũng lọc ra cho bạn sự thật.

Đây là lý do chúng ta nên phân tích và xử lý các cảm xúc của mình thay vì để nó dẫn dắt chúng ta.

5) Hãy tự hào về bản thân và những gì bạn trải qua. Bạn có những vết sẹo cảm xúc mà bạn nên tự hào thay vì tìm cách giấu chúng đi. Khi bạn cảm thấy tự hào về hành trình này, bạn bắt đầu tận hưởng nó, và nếu không có niềm vui và sự tận hưởng thì quá trình chữa lành sẽ không xảy ra. Đây là một lưu ý quan trọng. Sự nghiêm túc sẽ cản trở tiến bộ của bạn hơn bất cứ thứ gì.

6) Thời gian không làm lành những vết thương. Tiềm thức và cơ thể chúng ta vẫn giữ những trải nghiệm gây cảm xúc mạnh cho tới khi ý thức có thể điều hướng và nhìn nhận khác đi. Điều này có nghĩa là chúng ta chữa lành quá khứ bằng cách thay đổi cách chúng ta cảm nhận và nhìn nhận những trải nghiệm đó – thay đổi từ sợ hãi thành cảm giác yên bình và an toàn. Chúng ta phải cho phép bản thân bước ra khỏi vùng an toàn bằng lòng dũng cảm và niềm tin. Chúng ta sẽ tiến bước trên hành trình này bằng cách từng bước thay đổi cảm nhận và cách nhìn về từng trải nghiệm trong quá khứ.

7) Chẳng ai trong chúng ta muốn sống với rối loạn lo âu. Tuy nhiên, bạn rất mạnh mẽ khi thức dậy mỗi ngày và đối mặt với những cảm xúc, suy nghĩ và cảm giác mà rất nhiều người khác chưa từng phải đối mặt. Sức mạnh bên trong chúng ta sẽ tỏa rạng khi bạn quyết tâm chữa lành. Đó là khi chúng ta sẽ mặt đối mặt với tất cả những trở ngại tâm lý để tìm đến sự bình yên trong tâm hồn.

8) Chịu đựng là khi bạn đè nén (dù bạn ý thức được hay không), tự do là khi bạn bung ra và thể hiện. Bạn sẽ cảm nhận cảm giác biết ơn sâu sắc khi bạn bắt đầu thể hiện bản thân kể từ hôm nay. Ví dụ, khi thực hành thay đổi cách nhìn nhận một trải nghiệm trong quá khứ, bạn sẽ mường tượng và bắt đầu nói và làm những điều bạn ước rằng có thể làm tại thời điểm đó – điều mà lúc đó bạn đã không thể làm được. Khi chúng ta sử dụng hình ảnh và cảm xúc để thay đổi hệ thống niềm tin ở mức độ sâu nhất, một hiệu ứng domino sẽ được kích hoạt và đưa bạn tới những cảm xúc và năng lượng tích cực.

Hành trình chữa lành rối loạn lo âu của mỗi người là khác nhau, và hành trình của bạn sẽ khác với những người khác, nhưng kết quả thì luôn như nhau – cảm giác bình yên và biết ơn về tất cả!

9) Bạn không cần phải là một nhà khoa học mới có thể áp dụng cách nhìn nhận này. Tất cả mọi thứ đều có tần số, có tần số thì tiêu cực, có tần số thì tích cực. Cảm xúc và cảm giác của chúng ta cũng có tần số. Hãy chọn tần số mà bạn muốn phát đi!

10) Hành trình chữa lành rối loạn lo âu là đường zig-zag, nó rất hỗn độn chứ không phải một đường thẳng – và nó cần phải như thế. Trong cuốn sách “Cuộc Hành Trình” tôi sẽ giải thích rõ hơn tại sao lại như vậy. Mỗi bước tiến chúng ta đạt được trong hành trình chữa lành đánh dấu bởi sự trưởng thành và phát triển về mặt cảm xúc. Chúng ta học những điều chưa ai dạy chúng ta và chúng ta tìm lại bản thân – bản ngã thật sự của bản thân một lần nữa. Đó là một hành trình thật đẹp và đầy ý nghĩa. Hãy nhìn nhận mọi thứ theo cách đó và bạn sẽ đến được bước tiếp theo sớm thôi!

Nguồn: https://theanxietyguy.com/

Bạn cần một bản hướng dẫn chi tiết cách tự chữa lành rối loạn lo âu? Hãy đặt mua cuốn sách “Cuộc Hành Trình” tại đây:

Cuộc hành trình – KELAM CENTER

Mình đã tự vượt qua chỉ sau 6 tháng. Bạn cũng sẽ làm được!

Để lại một bình luận