Các triệu chứng rối loạn lo âu là thứ khó chịu nhất mà bất cứ ai có thể trải qua. Chúng thực sự trở thành nỗi ám ảnh với người bị rối loạn lo âu. Chúng ta sống trong cái thế giới nhỏ hẹp, vật lộn với các triệu chứng mỗi ngày, theo dõi chúng với niềm tin rằng điều đó sẽ giúp cho ta được “an toàn”. Giờ là lúc hãy cùng nhìn sâu hơn về thói quen này.
Hãy tưởng tượng có một nhân viên bảo vệ canh gác một tầng của tòa nhà. Nhân viên ấy rất tập trung vào công việc, sẵn sàng nhảy bổ ra khi có nguy hiểm, và sẽ làm bất cứ điều gì để tiếp tục công việc này. Những người bị rối loạn lo âu không khác nhân viên bảo vệ nhiệt tình đó là bao.
Việc theo dõi các triệu chứng rối loạn lo âu là trách nhiệm mà những người bị rối loạn lo âu tin rằng họ phải làm triệt để hàng ngày, nếu không thì…?
Nếu không thì sao? Nếu bạn không làm thế thì sao? Bạn đã bao giờ tự hỏi mình điều này chưa? Với một người cân bằng về tâm trí và cảm xúc thì việc theo dõi các triệu chứng cơ thể 24/7 là rất lố bịch. Nhưng với một người bị rối loạn lo âu, đó là điều sống còn đối với họ!
Tôi gọi đó là “vòng luẩn quẩn phòng vệ”. Trong tiềm thức của người bị rối loạn lo âu (tôi cũng từng là một trong các bạn) cho rằng hướng sự chú ý của họ ra thế giới bên ngoài thay vì tập trung vào các triệu chứng sẽ khiến họ mất kiểm soát với cơ thể và tâm trí họ. Họ không nhận ra rằng thực tế là càng hướng sự chú tâm ra xung quanh, ra bên ngoài thì họ càng trở nên tự chủ và kiểm soát bản thân tốt hơn. Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ, lặp đi lặp lại và rồi bạn sẽ chứng kiến các triệu chứng dần biết mất. Tôi đã hướng dẫn rất chi tiết về phương pháp này trong cuốn sách “Cuộc Hành Trình”.
Những người bị rối loạn lo âu cần một khoảnh khắc, một thời điểm chứng tỏ cho họ thấy rằng họ có thể buông bỏ thói quen đó.
Khoảnh khắc đó có thể đến vào bất kỳ thời điểm nào, nhưng bạn chỉ nhận ra khi bạn có ý thức về nó. Nếu mỗi ngày bạn chỉ lặp lại các thói quen và phản ứng cố hữu, bạn sẽ bỏ lỡ khoảnh khắc và cơ hội hành động.
Dưới đây là 6 gợi ý giúp bạn ngừng theo dõi các triệu chứng rối loạn lo âu:
1. Hãy có ý thức về cảm xúc và cơ thể bạn–Hãy dừng lại một chút tại mỗi thời điểm mà bạn bắt đầu lo sợ và suy nghĩ tiêu cực. Hãy coi đây là cơ hội để suy nghĩ và hành động khác đi thay vì chỉ tìm cách đối phó với các triệu chứng và chạy trốn khỏi cảm xúc thực sự của bản thân.
2. Ngừng tìm đến “người hỗ trợ” –Tất nhiên là có những người rất yêu quý bạn và muốn có mặt khi bạn cần, nhưng họ cũng muốn sống cuộc sống của riêng họ. Càng tìm kiếm sự an ủi, đảm bảo, bạn càng khó vượt qua rối loạn lo âu hoàn toàn.
3. Hãy truy ra gốc rễ của tình trạng hiện nay của bạn! – Chỉ khi tìm được căn nguyên, ta mới có thể tìm được phương pháp chữa lành đúng đắn nhất. Các triệu chứng rối loạn lo âu là tiếng nói của một phần rất sâu trong tiềm thức và cơ thể bạn. Tiếng nói ấy cần được lắng nghe. Tôi đã đề cập chi tiết về điều này trong cuốn sách “Cuộc Hành Trình”.
4. Hãy đáp ứng nhu cầu của bạn theo cách khác – Rất có thể các triệu chứng rối loạn lo âu là cách bạn đạt được điều gì đó hay thỏa mãn nhu cầu nào đó. Ví dụ, khi còn nhỏ thời điểm duy nhất tôi có được tình yêu và sự chăm sóc của mẹ là khi tôi bị ốm, và do vậy tôi ốm thường xuyên!
Đôi khi tiềm thức vẫn giữ những niềm tin tiêu cực bởi vì nó cho rằng những niềm tin ấy sẽ giúp chúng ta có được điều chúng ta luôn khao khát.
Hãy trở nên ý thức hơn về cách bạn phản ứng hay hành động, liên tục khám phá bản thân và không khoan nhượng trong việc chấm dứt thói quen hoàn toàn vô ích là theo dõi các triệu chứng rối loạn lo âu của bạn mỗi ngày.
5. Ngừng coi bản thân là nạn nhân – À vâng, người bị rối loạn lo âu thường xuyên nói chuyện với người khác theo hướng họ là nạn nhân của ông A, bà B, hoàn cảnh C… Và họ cũng nói với chính bản thân mình như vậy. Tôi rất thông cảm với các bạn bởi tôi cũng từng như vậy. Đã đến lúc thay thế câu từ và loại bỏ những từ ngữ không còn phù hợp với định hướng mới của bạn. Ví dụ, nếu ai đó hỏi bạn “Hôm nay ấy thấy thế nào?”. Hãy trả lời họ “Mình đang thử nghiệm phương pháp X và mình cảm thấy bản thân đang chuyển đổi theo hướng mới mẻ hơn”.
Bạn thấy đấy, bạn không còn là một nạn nhân đáng thương nữa mà là một chiến binh đang trên hành trình khai phá bản thân! Hãy thay đổi từ ngữ bạn dùng, nhận thức của bạn với chính bản thân sao cho khớp với con người bạn muốn trở thành.
6. Từng tìm kiếm liều thuốc thần kỳ hay chiếc đũa thần – Không có liều thuốc nào khiến bạn hết rối loạn lo âu chỉ sau một đêm, không có chiếc đũa thần nào khiến bạn trở thành phiên bản mới trong khoảnh khắc đâu bạn. Bạn phải nghĩ dài hạn, công cuộc vượt qua rối loạn lo âu chỉ là bước đầu trong một hành trình cả đời. Bạn sẽ phải phát triển bản thân mỗi ngày trong suốt quãng đời còn lại.
Rối loạn lo âu là cơ hội để bạn phát triển và trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân.
Bạn cần một bản hướng dẫn chi tiết cách tự chữa lành rối loạn lo âu? Hãy đặt mua cuốn sách “Cuộc Hành Trình” tại đây:
Cuộc hành trình – KELAM CENTER
Mình đã tự vượt qua chỉ sau 6 tháng. Bạn cũng sẽ làm được!